Đặc điểm về nguồn năng lượng mặt trời
Tỉnh Quảng Nam nằm ở khu vực Trung Bộ, từ Quảng Trị đến Tuy Hòa, thời gian nắng nhiều nhất vào các tháng giữa năm với khoảng 8 – 10h/ngày. Trung bình từ tháng 3 đến tháng 9, thời gian nắng từ 5 – 6 h/ngày với lượng tổng xạ trung bình trên 3,489 kWh/m2/ngày (có ngày đạt 5,815 kWh/m2/ngày). Đây là một nguôn năng lượng mặt trời đáng kể so với các khu vực khác trong cả nước.
Đặc điểm về tọa độ địa lý và theo mùa
Như chúng ta biết rằng trái đất có dạng hình cầu và quay xung quanh mặt trời. Chỉ những vùng đường xích đạo thẳng góc với tia sáng mặt trời còn các vùng khác thì không. Ở vùng xích đạo góc tới của tia sáng mặt trời bằng 0. Càng xê dịch đến cực địa cầu thì góc tới của tia sáng mặt trời càng lớn.
Vì vậy tấm pin mặt trời chúng ta thường thấy đều được đặt hơi nghiêng để có góc tới bằng 0. Như vậy pin mặt trời hấp thụ tối đa bức xạ mặt trời. Ở Bắc bán cầu, pin mặt trời đặt nghiêng về phía Nam 1 góc bằng vĩ độ. Ngước lại ở Nam bán cầu, pin mặt trời đặt nghiêng về phía Bắc 1 góc bằng vĩ độ.
Quảng Nam nằm ở khu vực có tọa độ địa lý từ 14độ 57’10’’ đến 16 độ 03’50” vĩ độ Bắc, để có thể đón năng lượng mặt trời một cách tốt nhất, góc nghiêng nằm vào khoảng 15 độ về phía Nam và hướng tấm pin là Nam lệch Tây khoảng 10 độ.
Ngoài ra, do theo từng mùa, đường đi của mặt trời lại có các góc khác nhau so với mặt đất. Mùa hè góc lớn nhất, ngày dài nhất, sau đó là mùa xuân, thu. Góc nhỏ nhất là mùa đông. Do vậy, với hướng nghiêng cơ bản như đã nói ở trên. Vào mùa xuân, thu, đông ta có thể chỉnh nghiêng tấm pin thêm vài độ về phía Nam để đón ánh sáng tối ưu
Quỹ đạo của mặt trời so với mặt đất theo mùa
Trên đây là một số khuyến nghị của chúng tôi khi lắp hệ thống điện mặt trời tại Quảng Nam. Chúc bạn sử dụng hiệu quả hệ thống điện năng lượng mặt trời của mình.
Liên hệ tư vấn: Mr Tiến (035 2858 246)