Khu vực phân bố :
Đương quy được sử dụng đầu tiên ở Trung Quốc, cây thường phát triển ở các vùng núi có độ cao từ 2000-3000m, nơi khí hậu ẩm mát.
Ở Việt Nam Đương quy được trồng vào đầu những năm 60. Hiện nay cây được trồng nhiều ở vùng núi Ngọc Linh-Nam Trà My, Quảng Nam và các tỉnh vùng Tây Bắc như: Lào Cai, Hòa Bình, Lai Châu và ở Tây Nguyên như: Đà Lạt (Lâm Đồng).
Bộ phận dùng
- Rễ đã phơi hay sao khô
-Toàn thân cây đem ngâm rượu
Cách chế biến và thu hái
Cây đương quy thu hoạch về sẽ được cắt bỏ phần lá, giữ lại phần rễ, phơi khô hoặc sao khô để sử dụng.
Có ba cách chế biến đương quy và chia đương quy ra thành ba loại như sau:
Quy đầu: là lấy một phần phía đầu
Quy thân: là bỏ đầu và đuôi
Quy vĩ: lấy phần rễ nhánh
Vị thuốc đương quy
Thành phần hóa học
Đương quy chứa nhiều tinh dầu và nhiều Vitammin
* Công dụng:
- Tốt cho người bệnh huyết áp thấp
- Hỗ trợ điều trị bệnh thiếu máu, suy nhược cơ thể
- Hỗ trợ điều trị tiêu hóa kém do tỳ hư dẫn đến khí huyết đều kém
- Hỗ trợ điều trị rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt ít, bế kinh, đau bụng kinh ở phụ nữ.
- Hỗ trợ điều trị chứng chảy máu ở tử cung điều trị đau bụng sau đẻ ở Phụ nữ sau khi sinh
- Hỗ trợ điều trị phong thấp, đau xương khớp
- Hỗ trợ điều trị bệnh táo bón
Đối tượng sử dụng:
- Người bị huyết áp thấp
- Người bị thiếu máu, da xanh, tái
- Trường hợp khí và huyết đều kém, người mệt mỏi, vô lực, da xanh xao
- Người gầy yếu, kém ăn, kém ngủ, nhưng đi bệnh viện khám không ra bệnh điều trị tiêu hóa kém do tỳ hư dẫn đến khí huyết hư hàn, chân tay lạnh
- Phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh
- Rất tốt cho Phụ nữ sau khi sinh
- Người bị táo bón
- Người phong tê thấp, đau nhức xương khớp
Liều dùng
1 ly nhỏ trước bữa ăn trưa hoặc tối