Tranh ngựa được trang trí ở phòng khách
Đơn thương, độc mã (một ngựa với một cây thương): Chỉ người một mình chống lại khó khăn, không có sự trợ giúp của ai.
Thiên binh vạn mã: Quân đội hùng hậu
Chiêu binh mãi mã: Chuẩn bị cho một cuôc chiến
Một mình một ngựa: Chỉ sự đơn độc
Một lời nói ra bốn ngựa khó tìm (Nhất ngôn ký xuất tứ mã nan truy): Câu này có nghĩa là một lời nói vô ý khi ra khỏi miệng rất khó có thể lấy lại được.
Tái ông mất ngựa: Chỉ trong cái rủi có cái may.
Bóng ngựa qua cửa sổ: Bóng ngựa hay bóng câu (Bạch câu có nghĩa là con ngựa non sắc trắng) lướt qua khe cửa là nhằm để chỉ sự trôi nhanh của thời gian.
Có mặt nào dài hơn ngựa: bắt quả tang, chưa kịp phản ứng (Mặt dài như ngựa)
Chạy như ngựa vía: ý nói chạy rất nhanh.
Đường dài mới hay sức ngựa: Câu này ý nói, cùng với thời gian, người ta có thể được những phẩm chất ta một người nào, nhất là khi ở với nhau thường xuyên. (trường đồ tri mã lực, cửu nhựt thức nhân tâm)
Thay ngựa đổi chủ: Câu ngày dùng để chỉ một người rời bỏ một phe phái để đi theo một phe phái khác.
Thay ngựa giữa dòng: Liên hệ với sự kiện đảo chính truất Ngô Đình Diệm theo chỉ đạo của Mỹ
Ngựa nào gác được hai yên : chỉ việc người ta không thể đồng thời phụng sự hai sự nghiệp lớn. Câu này tương đương với ''Một gáo hai chĩnh.''
Ngựa về ngược: Chỉ một đội bóng trung bình
Voi dày ngựa xé: Cái này nói về hình phạt ngũ mã phanh thây ngày xưa
Tứ mã phân thây: Bốn ngựa kéo tay và chân của phạm nhân ra bốn hướng
Làm thân trâu ngựa: Chỉ sự đoa đầy (đa phần do nợ ân nghĩa)
Kiếp trâu ngựa: Đọa đày khổ cực
Ra sức khuyển mã: Thời xưa đi săn, ngựa cưỡi, chó săn mồi, chó ngựa đi chung
Công lao hãn mã: Công của người huấn luyện ngựa
Ngựa nào gác được hai yên: Chỉ việc người ta không thể đồng thời phụng sự hai sự nghiệp lớn. Câu này tương đương với “ Một gáo, hai chĩnh”.
Chạy như ngựa vía: ý nói chạy rất nhanh.
Lên xe, xuống ngựa: Giàu sang phú quý
Được đầu voi đòi đầu ngựa: Nói về người có lòng tham không đáy
Hồ Mã tê Bắc phong (Ngựa Hồ hí gió bấc)
Bạch Mã phi Mã (Chữ Hán: 白馬非馬; Ngựa trắng không phải là ngựa), một câu đầy tính triết học của Công Tôn Long
Mồm chó vó ngựa: Sự phối hợp trong lúc đi săn
Khuyển mã chí tình: Tình bạn giữa chó và ngựa, đồng nghiệp cùng phục vụ ông chủ
Ngựa xe như nước: nói về sự đông đúc, có nhiều người xe qua lại tại một điểm nào đó.
Cầm cương nảy mực hay Cầm cân nảy mực, đứng mũi chịu sào: trách nhiệm của người lãnh đạo, người đứng đầu phải chính trực, gương mẫu.
Ngựa bốn vó vẫn cứ bị vấp ngã: để chỉ rằng ở đời không có sự việc nào, con người nào là hoàn chỉnh tuyệt đối. (Tục ngữ Nga)
Biết ngựa qua bước đi, biết người qua giao thiệp: tục ngữ của Nhật Bản
* Ngạn ngữ Nga:
- Đừng thúc ngựa bằng roi - thúc bằng đôi bồ thóc.
- Ngựa già chẳng phá đường cầy.
- Công việc không kết thúc khác nào ngựa cộc đuôi.
- Cho ngựa một đấu thóc, chẳng phải khóc giữa đường.
- Đến ngựa cũng không nhảy qua mức quá.
- Ngựa mù đành phải kéo, một khi ngựa sáng ngồi xe.
- Bám bờm còn không nổi, chớ có giỏi túm đuôi.
- Sói thương hại ngựa, để lại hẳn cả đuôi lẫn bờm.
- Không nhốt nổi ngựa thảo nguyên trong chuồng.
- Cỗ xe còn hay mất, chỉ biết ngựa tong rồi.
- Muỗi cũng choảng ngã ngựa, một khi được sói hỗ trợ.
- Ngựa bốn vó, vẫn cứ bị vấp ngã.
* Ngạn ngữ Mông Cổ:
- Cưỡi ngựa què không đi được xa, lời kẻ khó không đến được tai chúa.
- Ngựa què không chạy nước kiệu.
- Ngựa hay vung roi đầu đã hiểu, người giỏi nói một lời đã tường.
- Khi còn cha hãy làm quen thiên hạ, khi còn ngựa hãy thăm thú láng giềng.
- Ngựa hay nhanh hơn đại bàng, bạn tốt vững hơn thành đá.
- Với người này nó là ngựa quí, với kẻ khác nó là chiếc roi.
- Biết ngựa khi ngựa chạy, hiểu người trong gian nan.
- Ngựa hay không thay dáng chạy, người tốt không đổi thay lời.
- Không phải yên cương tô điểm ngựa, không phải áo quần trang điểm người.
- Có một ngựa thích đua, có một áo thích diện.
- Núi dốc khổ cho ngựa, người trái tính khổ cho người thân.
- Sáng - hàm thiếc, chiều - roi vọt
* Ngạn ngữ Nhật Bản:
- Biết ngựa qua bước đi biết người qua giao thiệp.
- Tay bơi tài cũng chết đuối, kỵ sĩ giỏi cũng ngã ngựa.
- Vào tay kỵ sĩ tài thì ngựa bất kham cũng trở nên ngoan ngoãn.
- Chuyển từ lưng ngựa sang lưng lừa.
- Chớ cưỡi ngựa người khác.
- Đến ngựa có cánh cũng vấp.
- Ngựa hoàng đế cũng xẩy chân.
- Ngựa bất kham cũng cam đóng hàm thiếc.
- Không cưỡi ngựa bằng mông người khác.
- Ngựa hay cũng có tật.
- Ngựa hay nhưng không người cưỡi.
- Biếu bò nhận ngựa.
* Kirghidia:
- Hãy chăm sóc ngựa con
Nó sẽ thành tuấn mã.